Cấp cứu thành công ca bệnh nguy kịch phản vệ độ IV do bị ong đốt

Ngày 12/07/2024 Khoa Hồi sức cấp cứu- Nhi, Trung tâm Y tế huyện Lục yên, tỉnh Yên Bái tiếp nhận người bệnh nam 32 tuổi trong tình trạng nguy kịch có địa chỉ tại xã Khánh Thiện- Lục Yên- Yên Bái.
Vào viện với lý do: Ong đốt
Tình trạng lúc vào viện: Bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, glassgow: < 10 điểm, đồng tử hai bên 2 mm phản xạ ánh sáng còn.
– Da xanh tái, lạnh ẩm, nhớp nháp mồ hôi, hạ nhiệt độ T: 35 độ, trên da vùng đầu cổ gáy có một vài nốt đỏ do ong đốt. Vùng đùi có vài nốt nhỏ. Xung quanh vùng da bị đốt không thấy ban đỏ dị ứng.
– Suy hô hấp spo2: < 80 % , môi tím tái, xuất tiết đờm dãi vùng hầu họng và miệng. Thở rên, không có tiếng thở rít. Nhịp thở 32 l/p. Thở nhanh nông.
– Mạch quay không bắt được, huyết áp không đo được. Tiểu tiện không tự chủ. Chưa đại tiện.Tiên lượng xấu.
👉CHẨN ĐOÁN: PHẢN ỨNG PHẢN VỆ ĐỘ IV DO ONG ĐỐT
Sau khi được các bác sĩ, điều dưỡng khoa Hồi sức cấp cứu- Nhi nhanh chóng xử trí theo phác đồ phản vệ: Thở oxy, Adrenalin, kháng histamin, truyền dịch, giảm đau.
Sau 45 phút xử trí người bệnh huyết động ổn định trở lại, tỉnh tiếp xúc được.
Người bệnh được điều trị, theo dõi và chăm sóc tại Khoa HSCC _Nhi, ổn định và được ra viện 15/07/2024.
✍️ Người dân cần lưu ý một số bước xử trí khi bị ong đốt như sau:
– Nhanh chóng ra khỏi khu vực có ong.
– Lấy vòi chính của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ra vì hầu hết sau khi đốt, ong đều để lại vòi chính và túi nọc ở vết đốt trên da. Tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra.
– Rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm; bôi dung dịch sát trùng như Povidine 10% hoặc cồn 70 độ lên vết đốt mỗi ngày 2 lần.
– Uống nhiều nước để loại thải độc tố.
– Chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng.
– Sau khi xử trí như trên, người bị ong đốt cần được chăm sóc và theo dõi cẩn thận, đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để kiểm tra lại.
– Trường hợp bị phản vệ mức độ nặng (bất tỉnh, thở chậm hoặc ngừng thở, ngừng tim) cần được cấp cứu hô hấp, tuần hoàn tại chỗ và gọi hỗ trợ cấp cứu ngay.
✍️Với mục đích “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, người dân cũng cần lưu ý các cách phòng ngừa khả năng bị ong đốt sau:
– Phát hiện sớm và tránh xa tổ ong;
– Không chọc phá tổ ong hoặc kích động, làm tổn thương chúng, loài vật này sẽ tiết ra chất báo động đàn ong bay tới.
– Khi đi vào rừng, mặc quần áo bảo hộ lao động dày dặn tối màu, bạn tránh mặc quần áo sáng màu, màu sặc sỡ.
– Không dùng nước hoa, dầu gội đầu, mỹ phẩm có mùi thơm và ngọt, hạn chế đồ uống có cồn như: Rượu, bia…
– Khi ong bay đến, không chạy, cần đứng hoặc ngồi im và không cử động, ong sẽ không nhìn thấy nữa.
– Không nên để hoang nhà cửa khiến ong dễ đến làm tổ, thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà để phòng ngừa ong đến làm tổ.
🖋📂BSCK1 Trần Thị Thu Hà
Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu – Nhi, TTYT huyện Lục yên.
CNĐD Hoàng Thị Kim Oanh
Điều dưỡng trưởng khoa Hồi sức cấp cứu – Nhi, TTYT huyện Lục yên.
Có thể là hình ảnh về văn bản
Lượt xem: 124

Bài viết liên quan:

Trung tâm Y tế huyện Lục Yên đón tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA)

MỜI BÁO GIÁ GÓI THẦU MAY QUẦN ÁO, SĂNG MỔ, KHĂN GÓI DỤNG CỤ

❌️CẢNH BÁO TÌNH TRẠNG NGƯỜI DÂN BỊ CHÓ CHẠY RÔNG CẮN❌️

Thẩm định hồ sơ thực hiện theo Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã và đánh giá các tiêu chí nông thôn mới do ngành y tế phụ trách năm 2024

THÔNG BÁO Triển khai tiêm vắc xin Uốn ván – Bạch hầu (Td) trong Chương trình tiêm chủng mở rộng huyện Lục Yên năm 2024